Liên kết website

Hỗ trợ trực tuyến

0912 802 402

0913 802 402

Hỗ trợ online

Ms. Hải Trầm
ĐT : 0912 802 402
Email : hmkzipper@gmail.com

Ms.Thùy Dương
ĐT : 0916 004 918
Email : hominh.co@gmail.com

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 66822055 - 0912 802 402

Email: hmkzipper@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online:2073

  • Tuần này:14509

  • Tháng này:67830

  • Tổng truy cập:3370202

Chi tiết tin tức

Tổng quan phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của ngành dệt may Việt Nam.

Đăng lúc: 16-02-2019 12:06:15 PM - Đã xem: 795

Trong những năm gần đây, ngành dệt may nói chung và ngành may mặc Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Giai đoạn năm 2006-2011, ngành dệt may nước ta tăng trưởng với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2010 tăng 14.5% so với năm 2009. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%, vải lụa thành phẩm tăng 8,9%, quần áo may sẵn tăng 12,6%/ Sự phát triển ấn tượng của ngành dệt may đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng may mặc trên toàn thế giới. Hàng may mặc đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thủy sản..

Có được sức phát triển vượt bậc trên một phần quan trọng là vì chúng ta đã mở rộng mạnh mẽ thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là sự phát triển xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng vọt lên 1,5 tỷ USD ( chiếm khoảng 19,2%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU tăng 2 năm liên tiếp 2007 và 2008. Giai đoạn này kim ngạch tăng mạnh và tốc độ tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên bước sang năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh xuống 1869 triệu USD tương đương với mức giảm – 8,74%. Đây là thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thế giới, gây tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của cả Thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên với những chính sách điều chỉnh kịp thời của nhà nước ta cộng với việc các nước EU liên tiếp tung ra những gói kích cầu tiêu dùng, cùng với nhiều chính sách khắc phục khủng hoảng khác nên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã có bước tăng nhẹ 3,37% đạt  1932 triệu USD năm 2010.

– Về quy mô của ngành :Sự phát triển của ngành may Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đáng khích lệ. Đến thời điểm hiện nay, dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là ngành thu hút lượng lao động lớn, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU hiện nay đã tăng gấp 1,5 lần so với thời điểm năm 2007. Số lượng lao động sử dụng theo đó cũng tăng gấp 1,4 lần.

– Về chất lượng hàng may mặc : Nếu như trước đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa chú trọng đến vấn đề xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm thì hiện nay, đây lại là tiêu chí được quan tâm hàng đầu. Thực tế là nhãn hiệu “Made in Vietnam” ngày càng được người tiêu dùng trên Thế giới biết đến và chấp nhận, trái ngược với hàng hóa mang nhãn hiệu “Made in China” luôn bị tẩy chay, ác cảm. Có được sự thay đổi này phần lớn là do sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bằng việc đầu tư mạnh về công nghệ, kỹ thuật cũng như chú trọng đào tạo lao động có tay nghề, hàng may mặc Việt Nam ngày một bền hơn, tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của cả những khách hàng khó tính như thị trường EU. Ngoài ra, đi cùng với vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, khâu thiết kế cũng đang được chú trọng. Nhanh chóng nắm bắt xu hướng thời trang trên Thế giới, thế hệ các nhà thiết kế trẻ của Việt Nam đang thổi một luồng gió mới vào ngành dệt may với những mẫu mã bắt mắt. độc đáo.

 – Về cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu :Trong các chủng loại mặt hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp dệt may mới chỉ tập trung vào các sản phẩm dễ làm, các mã hàng nóng như áo Jacket 2 hoặc 3 lớp, áo váy, sơ mi. Đặc biệt đối với mặt hàng áo jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu sang EU. Còn đối với những mặt hàng khó làm như quần âu, áo veston chiếm tỷ lệ nhỏ và rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Tuy nhiên, đến nay đã có nhiều dấu hiệu tích cực trong việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu mặt hàng may mặc. Bằng chứng là hiện nay áo jacket chỉ chiếm có 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thay vì 60% năm 2007. Các mặt hàng thời trang, sành điệu đang dần có chỗ đứng với tỷ lệ 5%

– Sự thay đổi thị phần xuất khẩu :Cùng với quá trình nền kinh tế nước nhà hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới, hàng may mặc Việt Nam đã bắt đầu lan tỏa trên khắp các châu lục, hiện diện ở rất nhiều các quốc gia. Hiện nay, trong các thị trường nhập khẩu hàng may mặc của nước ta thì đứng vị trí thứ nhất là Mỹ, vị trí tiếp theo là EU, Nhật Bản đứng thứ ba và còn lại là các thị trường khác như là Châu Phi và Nam Mỹ..

Thứ tự này đã được duy trì trong một khoảng thời gian khá dài do chưa có sự đột biến hay thay đổi nào. Tuy nhiên xu hướng trong thời gian tới, EU sẽ là thị trường trọng điểm của hàng may mặc nước ta thay thế cho thị trường Hoa Kỳ. Lý do quan trọng cho sự thay đổi quan điểm này xuất phát từ sự bất ổn của thị trường Hoa Kỳ, trong khi EU luôn giữ được sự thịnh vượng chung cho khu vực của mình. Nhìn lại thị phần xuất khẩu của hàng may mặc nước ta năm 2007 và so sánh với hiện tại, ta sẽ thấy đã bắt đầu có sự vươn lên mạnh mẽ

thị phần của chúng ta trong thị trường EU còn quá nhỏ. Kim ngạch xuất khẩu là 1605 triệu USD, chỉ chiếm 1% so với toàn thế giới. Nhưng trong khu vực ASEAN thì chúng ta cùng với Indonexia là hai nước dẫn đầu.

Đến năm 2010, thị phần xuất khẩu của chúng ta vào EU đã tăng lên hơn 2 lần đạt  2.11% so với toàn Thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1932 triệu USD.

– Sự thay đổi phương thức xuất khẩu :Trước năm 2006, phương thức gia công xuất khẩu luôn giữ một vị trí chủ đạo với tỷ lệ 80% thì đến nay đã giảm xuống mức 50%. Đây thực sự là một bước tiến dài trong việc khẳng định sự sáng tạo của ngành dệt may Việt Nam. Không chỉ biết dựa vào những mẫu thiết kế sẵn, nguyên liệu cung cấp sẵn, thậm chí dây chuyền công nghệ cũng được hỗ trợ sẵn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã dần tự sản xuất ra sản phẩm của riêng mình, mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” với phong cách thiết kế riêng, mẫu mã sáng tạo. Điều này có tác dụng lớn lao trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho hàng may mặc nước ta.

Các tin liên quan: