Liên kết website

Hỗ trợ trực tuyến

0912 802 402

0913 802 402

Hỗ trợ online

Ms. Hải Trầm
ĐT : 0912 802 402
Email : hmkzipper@gmail.com

Ms.Thùy Dương
ĐT : 0916 004 918
Email : hominh.co@gmail.com

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 66822055 - 0912 802 402

Email: hmkzipper@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online:483

  • Tuần này:483

  • Tháng này:1574

  • Tổng truy cập:3552530

Chi tiết tin tức

Khó khăn trong xuất khẩu ngành dệt may ở Việt Nam

Đăng lúc: 12-02-2019 03:17:58 PM - Đã xem: 810

Ngành dệt may hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn sau:

Một là, do trình độ máy móc thiết bị của các nhà máy cơ khí trong ngành quá lạc hậu, không được đổi mới, nên không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp về chất lượng và thời gian giao hàng.

Hai là, phụ tùng, cơ kiện phục vụ cho ngành dệt may đang nhập lậu vào Việt Nam từ Trung Quốc với số lượng lớn, giá rẻ. Bên cạnh đó, tâm lý các doanh nghiệp không muốn đổi mới thiết bị cơ khí để sản xuất phụ tùng, vì sợ không cạnh tranh nổi với sản phẩm của Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu, nhất là cơ chế thị trường hiện nay.

Ba là, giá sắt thép trong nước thường xuyên biến động và tăng cao, nên sản xuất phụ tùng không có hiệu quả.

Bốn là, phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về chất lượng, đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này các doanh nghiệp cơ khí trong ngành chưa đủ vốn để đầu tư.

Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu chưa được cải thiện:

Nguyên phụ liệu cũng đang là vấn đề nan giải của ngành dệt may. Hiện nay, 70% sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại là bán gia công. Vì phụ thuộc tới 80% nguyên, phụ liệu nước ngoài, hàng dệt may Việt Nam bị đội giá tới 20 – 30%. Đặc biệt đối với bông xơ thì tỷ lệ này còn cao hơn. Mỗi năm ngành dệt cần khoảng 60.000 tấn bông xơ, nhưng nguồn bông trong nước chỉ mới sản xuất được từ 13.000 tấn đến 16.000 tấn, một con số nhỏ bé so với nhu cầu.

Mặc dù trong những năm qua, chính phủ rất quan tâm đến phát triển diện tích trồng bông, nhưng do khí hậu và thổ nhưỡng nước ta chưa phù hợp, nên diện tích và sản lượng bông trong những năm qua tuy có tăng nhưng không đáng kể. Đặc biệt, vụ bông vừa qua diện tích trồng bị thu hẹp, làm sản lượng giảm 20% so với những vụ trước. Nguyên nhân là do người nông dân chuyển sang trồng các cây khác, hạn hán kéo dài đã làm nhiều vùng trồng bông mất trắng hàng nghìn hecta, không cho thu hoạch.

Về phụ liệu, mặc dù thời gian qua có một số nhà máy như: Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang, Công ty may Việt Tiến, Công ty dệt vải công nghiệp và các công ty tư nhân đã sản xuất được phụ liệu khoá kéo, tấm lót, cúc, chỉ… nhưng sản lượng cũng rất nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 20 – 25% nhu cầu của ngành.

Chiến lược vẫn dừng lại ở ý tưởng và dự án: Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý tưởng và dự án. Việc tiếp tục nhập khẩu phụ tùng, cơ kiện, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may với khối lượng lớn vẫn phải triển khai. Đây là những khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may cho tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Các tin liên quan: