Liên kết website

Hỗ trợ trực tuyến

0912 802 402

0913 802 402

Hỗ trợ online

Ms. Hải Trầm
ĐT : 0912 802 402
Email : hmkzipper@gmail.com

Ms.Thùy Dương
ĐT : 0916 004 918
Email : hominh.co@gmail.com

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 66822055 - 0912 802 402

Email: hmkzipper@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online:460

  • Tuần này:460

  • Tháng này:1551

  • Tổng truy cập:3552507

Chi tiết tin tức

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU.

Đăng lúc: 29-01-2019 05:37:21 PM - Đã xem: 1027

 

1 Nhóm nhân t thuc v th trường xut khu

 Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng hàng đầu đến sự phát triển xuất khẩu. Tìm hiểu rõ được nhu cầu của thị trường xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội, phòng tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả. Để nghiên cứu sự ảnh hưởng từ thị trường EU, ta sẽ đánh giá trên 2 phương diện là nhu cầu thị trường và cơ chế chính sách của thị trường EU.

– Nhu cầu của thị trường EU :

+ Là thị trường có 500 triệu khách hàng, với sức mua theo đầu người khoảng 32.700 USD/năm, EU được xem là một thị trường rộng lớn và đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Trung bình hàng tháng mỗi gia đình trong khu vực EU chi tiêu cho mua sắm quần áo lên đến 30% tổng chi tiêu. Dù hiện nay ảnh hưởng từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng EU đã cắt giảm mức tiêu dùng nhưng nếu so với các khu vực khác trên Thế giới mà nhất là Hoa Kỳ thì đây vẫn là tỷ lệ cao kỷ lục chứng tỏ rằng người tiêu dùng EU rất thích chi tiêu cho quần áo.

+ Thị trường may mặc của EU là một thị trường sành điệu, thời trang.  Bởi vậy hàng may mặc xuất khẩu sang EU cần phải có mẫu mã đẹp, thiết kế thời trang và phù hợp với mùa vụ. Một đặc điểm quan trọng khác thuộc về nhu cầu của thị trường EU đó là yêu cầu rất cao về các tiêu chuẩn sản phẩm như chất lượng, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, thương hiệu sản phẩm..

+ Những đặc điểm thuộc về nhu cầu của thị trường EU nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển xuất khẩu hàng may mặc. Đó thực sự là một thách thức không dễ vượt qua. Nhưng nếu đáp ứng được thị hiếu và yêu cầu này sẽ mở ra một thị trường vô cùng rộng lớn với hơn 500 triệu dân cho doanh nghiệp dệt may nước ta.

– Cơ chế chính sách kiểm soát hàng may mặc nhập khẩu của EU :

+ Rào cản kỹ thuật khắt khe : Để đảm bảo cho người tiêu dùng, EU kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động về chất lượng hàng hóa giữa các nước thành viên. Hàng may mặc Việt Nam có thể bán được ở thị trường chung châu Âu phải đảm bảo được các tiêu chuẩn sau : Phải bảo vệ sức khỏe và an toàn người tiêu dùng; phải bảo vệ các lợi ích kinh tế của người tiêu dùng; người tiêu dùng có quyền đối với thông tin để so sánh.

+ Chính sách bảo hộ sản xuất nội khối : Nhằm tránh sự thâm nhập mạnh vào thị trường may mặc từ các nước khác trên Thế giới, EU đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước, đồng thời đưa ra nhiều tiêu chuẩn, quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.

Tuy nhiên cơ hội phát triển dành cho ngành hàng dệt may nước ta là không hề nhỏ. Ngành dệt may của châu Âu đang có xu hướng chuyển dần sang các khu vực khác nên nhau cầu nhập khẩu hàng may mặc hiện nay là rất lớn. Các nhà nhập khẩu châu Âu luôn tìm kiếm những thị trường có khả năng cung cấp loại hàng này vừa rẻ vừa đẹp. Họ luôn cố gắng hạ giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất tại nơi đặt cơ sở gia công. Đây chính là một lợi thế của dệt may Việt Nam do lực lượng lao động trong khu vực này rất dồi dào, giá nhân công lại thấp.

2 Năng lc cnh tranh ca ngành hàng may mc

Năng lực cạnh tranh của ngành hàng may mặc chính là thước đo nội lực của ngành được thể hiện thông qua năng lực của đội ngũ lao động, trình độ công nghệ, cơ sở vật chất hạ tầng, mạng lưới phân phố, năng lực tài chính..

Có thể thấy năng lực cạnh tranh của ngành hàng may mặc nước ta vừa mạnh lại vừa yếu. Đó chính là vì sự phát triển không đồng đều giữa các nguồn lực trong ngành :

– Điểm mạnh :

+ Ngành dệt may nước ta có lợi thế rất lớn về lao động : Đó là chúng ta có một nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó trong khi tiền gia công sản phẩm lại rẻ, chi phí nhân công thấp. Điều này làm cho chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm rất cạnh tranh.

+ Ngoài ra chất lượng sản phẩm may mặc của Việt nam được các nước nhập khẩu đánh giá khá cao, ngày càng nhận được sự tín nhiệm của bạn hàng. Đặc biệt hiện tại khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi thuế quan về thuế suất khi xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác. Điều này tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho ngành hàng may mặc nước ta.

– Điểm yếu :

+ Sức cạnh tranh của ngành còn hạn chế. Cụ thể lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp may mặc thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển xuất khẩu hàng may mặc gây ra tính bất ổn định trong hoạt động xuất khẩu.

+ Ngoài ra các doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay chủ yếu là thực hiện gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị gia tăng của ngành may còn thấp. Ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển.

3 Năng lc ca các ngành liên quan

Ngành mayhay bất cứ một ngành nào đều không thể tự tồn tại và phát triển riêng rẽ được. Cùng với xu hướng phân công lao động ngày càng sâu xắc thì mối liện hệ giữa các ngành càng trở nên khăng khít. Ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành may mặc là các ngành dệt, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải…Mỗi ngành liên quan có sự tác động khác nhau đến ngành may :

– Ngành công nghiệp phụ trợ : Khi nói đến ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành may cần phải nói đến ngành dệt đầu tiên. Có thể nói ngành dệt là “anh em” của ngành may bởi sự liên quan chặt chẽ của 2 ngành này. Ngành dệt cung cấp nguyên phụ liệu trực tiếp cho ngành may sản xuất thành phẩm cuối cùng. Ngành may chỉ có thể phát triển mạnh mẽ nếu như có ngành dệt hỗ trợ phát triển tương xứng. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, sự phát khập khiễng giữa hai ngành này là một thực trạng đã có từ lâu và vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Sự phát triển yếu kém của ngành dệt Việt Nam được thể hiện khi năng lực sản xuất chỉ bằng 30% so với các nước dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh.. Cùng với trình độ phát triển kém cỏi của ngành dệt thì ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta cũng trong tình trạng tương tự. Nguyên nhân sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ nước ta xuất phát từ sự lạc hậu về công nghệ, chậm đổi mới đầu tư phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành may. Bằng chứng là hiện nay, ngành may vẫn phải nhập khẩu đến 80% nguyên phụ liệu từ bên ngoài khiến chi phí đầu vào rất cao, năng lực cạnh tranh suy giảm.

– Giao thông- vận tải : Chúng ta vẫn đang xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không để phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển xuất khẩu hàng may mặc nói riêng. Hiện tại thì năng lực phục vụ của giao thông- vận tải nước ta còn yếu và thiếu, làm cho quá trình chu chuyển hàng hóa chậm và ứ tắc. Hệ thống hải cảng còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ lưu thông hàng hóa xuất khẩu.

– Tài chính- ngân hàng : Loay hoay tìm nguồn vốn vay luôn là bài toán khó giải đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta hiện nay. Thực tế là năng lực cung cấp vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam rất hạn chế, gây khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư cho phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU

4 Lut pháp

 Phát triển hàng may mặc xuất khẩu tất yếu chịu ảnh hưởng từ luật pháp của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, luật pháp trong nước cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển này :

– Luật pháp trong nước:

Tác động mạnh nhất đến phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU là những điều luật liên quan đến cấp phép xuất-nhập khẩu. Bởi vì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn phải thường xuyên nhập khẩu nguyên phụ liệu từ bên ngoài. Một hệ thống luật pháp khắt khe sẽ cản trở trực tiếp đến hoạt động xuất-nhập khẩu của doanh nghiệp.    Ngược lại, hệ thống luật pháp thông thoáng, cởi mở sẽ có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh được hoạt động xuất-nhập khẩu của mình, qua đó ảnh hưởng tích cực đến phát triển xuất khẩu.

Ngoài ra, các bộ luật doanh nghiệp, luật thương mại…cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển xuất khẩu hàng may mặc thông qua chức năng điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi cho phép, phòng chống gian lận thương mại, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp dệt may nâng cao sức cạnh tranh.

– Luật pháp quốc tế: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc đặc biệt phải chú trọng đến hệ thống pháp luật của EU, bởi chính sách của bất kỳ nước nào cũng đều có xu hướng bảo hộ nền sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu. Nếu không hiểu rõ pháp luật nước nhập khẩu thì các doanh nghiệp dệt may nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài việc phải nắm bắt rõ luật pháp chung của thị trường EU thì mỗi nước trong khu vực EU lại có những điểm khác biệt về luật pháp riêng. Điều này thực sự gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

5 Chính sách vĩ mô ca Nhà nước

Trong quyết định số 36/QD-TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạp nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển. Cụ thể :

– Ưu đãi lớn nhất của Chính phủ đó là chính sách về thuế : Mức thuế suất áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc trung bình là 10-15% thấp hơn mặt bằng chung hiện nay là 25%. Ngoài ra các doanh nghiệp này còn được hưởng thời hạn miễn thuế lên đến 2 năm và 2 năm tiếp theo giảm 50%. Đây thực sự là một hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU.

– Tiếp đến là chính sách về tín dụng khi Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi ODA, vay với lãi suất thấp.. Cụ thể Doanh nghiệp đầu tư vào các khâu trong ngành dệt may, sản xuất nguyên phụ liệu được vay vốn ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất thông thường cho 50% số vốn vay. Thời gian vay là 12 năm và ân hạn 3 năm. Đây thực sự là một hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU khi tình trạng lãi suất vay vốn hiện nay rất cao.

– Các chính sách kinh tế vĩ mô khác như tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng, đầu tư công… tùy theo mức độ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU. Sự ảnh hưởng này có thể là tích cực với những chính sách hỗ trợ, có lợi cho xuất khẩu hoặc có thể kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khi Chính phủ cắt giảm đầu tư công, nâng mặt bằng lãi suất, thay đổi tỷ giá hối đoái..

6 Các nhân t khác

Ngoài những nhân tố chủ yếu kể trên thì một số nhân tố sau đây cũng có tác động đến sự phát triển xuất khẩu hàng may mặc ở những mức độ khác nhau : Nhân tố thuộc về lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, khủng hoảng kinh tế cũng có những tác động không nhỏ đến sự phát triển xuất khẩu hàng may mặc trong từng thời kỳ. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp dệt may phải có dự báo chính xác về những biến số này để kịp thời đưa ra biện pháp điều chỉnh.

Các tin liên quan: