Liên kết website

Hỗ trợ trực tuyến

0912 802 402

0913 802 402

Hỗ trợ online

Ms. Hải Trầm
ĐT : 0912 802 402
Email : hmkzipper@gmail.com

Ms.Thùy Dương
ĐT : 0916 004 918
Email : hominh.co@gmail.com

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 66822055 - 0912 802 402

Email: hmkzipper@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online:162

  • Tuần này:162

  • Tháng này:4049

  • Tổng truy cập:3627132

Chi tiết tin tức

Thị trường may mặc nội địa, vì sao “người ngay sợ kẻ gian”?

Đăng lúc: 22-01-2019 08:57:00 PM - Đã xem: 841

 

Tình trạng gian lận thương mại đang diễn ra khá phổ biến đối với hầu hết các mặt hàng trên thị trường nội địa, trong đó may mặc là khu vực “màu mỡ” cho hàng nhái, hàng giả “làm mưa, làm gió.”

Điều này đang và sẽ làm giảm uy tín về môi trường kinh quốc gia trong trong bối cảnh hội nhập sâu rộng đồng thời gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh đàng hoàng.

Từ bỏ sân nhà?

Nguyên tổng giám đốc một công ty may mặc xuất khẩu thuộc quy mô top đầu trong nước cho biết, khi bà đi khảo sát thị trường ở một tỉnh phía Bắc, đến một cửa hàng quần áo bán sản phẩm làm nhái thương hiệu công ty thì chủ hàng lớn tiếng với bà và khẳng định ở đây chỉ bán hàng “xịn 100%” đồng thời chỉ luôn sang cửa hàng giới thiệu sản phẩm công ty phía đối diện là nơi bán hàng “rởm.”

“Bây giờ, người ngay lại sợ kẻ gian. Mình là tổng giám đốc mà họ còn chỉ vào mình mà nói thế, thì khách hàng sao mà biết được đúng, sai. Chúng tôi đã đề xuất với cơ quan quản lý thị trường song đâu lại vào đấy, không thể xử lý xuể,” nguyên tổng giám đốc trên nói.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong năm 2014 đạt xấp xỉ 24,6 tỷ USD, bên cạnh đó tổng lượng trong nước đạt khoảng 3 tỷ USD, song so với một thị trường tiềm năng trên 90 triệu dân thì rõ ràng con số trên là khá khiêm tốn.

Để phát triển và chiếm lĩnh thị trường trong nước, các doanh nghiệp nội địa hiện phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn từ các nhà phân phối nước ngoài, thương hiệu quốc tế… song đây chỉ là phần nổi, còn lại phần chìm của “tảng băng lớn” và không đong đếm được, đó là sự cạnh tranh bất bình đẳng ngang nhiên của hàng giả, hàng nhái…

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty may Hưng Yên cho biết, bán hàng cho nội địa hiệu quả kinh tế kém xa so với xuất khẩu. Bởi, nhà máy bỏ ra bao chi phí để đưa ra một sản phẩm, thì bên ngoài thị trường đã gia công ra đến chín sản phẩm.

“Thêm vào đó, chi phí phí lưu thông hiện nay rất lớn, một sản phẩm công ty có giá thành một đồng song đến tay người tiêu dùng phải ba, bốn đồng. Tận dụng khoảng trống đó, đối tượng làm hàng giả chỉ cần bán ra một đồng rưỡi là có thể ‘sống’ tốt,” ông Dương nói.

Đồng tình với quan điểm trên đồng thời bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cảnh báo, thực trạng trên đang cho thấy việc kinh doanh nội địa đang bị thiệt hại bởi các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. Thêm vào đó, với các cam kết hội nhập (Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP) các mức thuế suất sẽ về 0% và nếu doanh nghiệp trong nước không đủ sức cạnh tranh thì hàng hóa quốc tế sẽ tràn vào Việt Nam.

“Doanh nghiệp nỗ lực tăng sức cạnh tranh, cải thiện mẫu mã… song với cạnh tranh không công bằng thì đương nhiên họ sẽ thua. Bỏ ngỏ thị trường nội địa hay thua ngay trên sân nhà, nguyên nhân cũng từ đó mà ra,” bà Dung nói.

Các tin liên quan: