Liên kết website

Hỗ trợ trực tuyến

0912 802 402

0913 802 402

Hỗ trợ online

Ms. Hải Trầm
ĐT : 0912 802 402
Email : hmkzipper@gmail.com

Ms.Thùy Dương
ĐT : 0916 004 918
Email : hominh.co@gmail.com

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 66822055 - 0912 802 402

Email: hmkzipper@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online:414

  • Tuần này:414

  • Tháng này:1505

  • Tổng truy cập:3552461

Chi tiết tin tức

Dệt may gồng mình trong bão dịch Covid-19

Đăng lúc: 05-05-2020 11:37:55 AM - Đã xem: 577

 

100% doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đều bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, trong đó khoảng 70% doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự trong tháng 3 và dự kiến 80% doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân sự trong tháng 4 và tháng 5.

Trái ngược với một năm 2019 tăng trưởng tích cực với tổng kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 40 tỉ USD, ngành dệt may đang trải qua cơn "ác mộng" khi dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới, tác động tiêu cực đến hầu hết các thị trường xuất - nhập khẩu chủ lực của toàn ngành.

Khởi đầu năm 2020, các doanh nghiệp dệt may đã trải qua hai tháng đầu năm đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu sản xuất khi Trung Quốc - nhà cung ứng tới 80% nguyên liệu phải đóng cửa biên giới để dập tắt dịch bệnh.

Tính hết quý I, kim ngạch nhập khẩu vải giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời sản phẩm dệt may xuất khẩu cũng giảm gần 10%, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết trong hai tháng đầu năm - giai đoạn 1 của dịch bệnh, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề là những doanh nghiệp vừa và nhỏ - chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng.

Đến tháng 3, khi các nhà sản xuất Trung Quốc gượng dậy và khôi phục khoảng 80% hoạt động cung ứng nguyên phụ liệu thì tiếp đến giai đoạn 2 dịch bệnh bùng phát tại Mỹ và châu Âu - hai thị trường chính chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Công văn mới nhất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam trình lên Thủ tướng chính phủ cho biết, dịch bệnh bùng nổ tại Mỹ và EU khiến nhu cầu nhập hàng từ hai thị trường này sụt giảm đột ngột, đồng thời cắt đứt nguồn cầu của toàn ngành. Đa số các đối tác lớn đều có động thái cắt giảm hoặc ngừng tất cả đơn hàng tới hết tháng 3 hoặc tháng 4, thậm chí có đối tác tạm thời ngừng nhận đơn hàng tới hết tháng 6.

Hiệp hội cũng đưa ra giả thiết nếu dịch kết thúc vào khoảng tháng 6 thì ngành dệt may sẽ thiệt hại khoảng 12.000 tỉ đồng, đồng thời sức cầu giảm có thể kéo theo giá giảm tới trên 20%. 100% các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đều bị ảnh hưởng, trong đó khoảng 70% doanh nghiệp đã thực hiện cắt giảm nhân sự trong tháng 3 và dự kiến 80% doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm nhân sự trong tháng 4 và tháng 5.

Ông Lê Tiến Trường - phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong cuộc họp hồi cuối tháng 3 dự báo, một số doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4, số lượng lao động mất việc ước tính từ 40-50% và lượng hàng tồn kho trong hai tháng 4 và 5 sẽ mất khoảng 50% giá trị

Lý giải cho việc hàng tồn kho mất giá trị nhanh chóng, ông Phạm Văn Việt - CEO VitaJean cho biết, đặc thù của hàng thời trang là sản xuất theo mùa, quần áo mùa hè không thể để bán sang mùa thu đông hoặc để tới năm sau vì sẽ không còn hợp thời.

"Từ giữa tháng 3, tôi đã nhận được thông tin từ các đối tác tại EU và Mỹ ngừng nhận hàng trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, tôi nghĩ với tình hình hiện tại, các đơn hàng có thể sẽ bị hoãn lại thêm hai tháng nữa", ông Việt nói với Forbes Việt Nam.

Ngoài Mỹ và EU đã tuyên bố ngừng nhập hàng hoặc tạm hoãn, số đơn hàng xuất khẩu sang hai thị trường lớn Nhật Bản và Hàn Quốc của doanh nghiệp này cũng đã giảm lần lượt 50 và 70%. Ông Việt ước tính các nhà máy hiện tại chỉ đang sản xuất khoảng 30% công suất so với trước đây để phục vụ thị trường nội địa là chủ yếu.

Ông Trần Như Tùng - phó tổng giám đốc công ty Dệt may Thành Công cho biết từ cuối tháng 3, nhiều khách hàng từ Mỹ đã thông báo sẽ giảm hoặc giãn thời gian giao hàng, ước tính lượng đơn đặt hàng sẽ giảm trên dưới 10% - tùy vào tình hình diễn biến của dịch bệnh.

Đại dịch Covid-19 không chỉ tác động tới Việt Nam mà còn thay đổi cả chuỗi sản xuất của ngành dệt may toàn cầu. Những nền công nghiệp xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Bangladesh hay Việt Nam đang chịu tổn thương liên tiếp khi nguồn cung nguyên phụ liệu lớn nhất thế giới (Trung Quốc) và nguồn cầu lớn nhất thế giới (châu Âu và Mỹ) phải ngừng xuất và nhập hàng.

"Tôi nghĩ rằng chuỗi giá trị ngành dệt may toàn cầu sẽ được phân chia lại sau khi dịch bệnh kết thúc, các nhà nhập khẩu đã có một bài học khi phụ thuộc tất cả vào Trung Quốc," ông Tùng chia sẻ với Forbes Việt Nam.

Thực tế, Thành Công đã nhận thêm một số đơn hàng nguyên phụ liệu sản xuất từ các doanh nghiệp nội địa và các nhà phân phối khác trong khu vực cũng đã tìm tới Việt Nam nhiều hơn từ thời điểm dịch bệnh bùng phát khiến sản xuất tại Trung Quốc bị gián đoạn, ông Tùng cho biết.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam được hưởng lợi thì tất cả các quốc gia khác có năng lực sản xuất tương đương cũng được hưởng lợi, ví dụ như Ấn Độ hay Bangladesh vì các doanh nghiệp mua hàng muốn giảm tỷ lệ rủi ro xuống mức tối thiểu.

Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Văn Việt nhận xét dịch bệnh có thể là thời điểm để các doanh nghiệp nâng cao thị phần trong nước, thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu như trước đây. Giải pháp theo ông Việt là tiếp tục đa dạng thị trường, thay vì tập trung chủ yếu nguồn lực cung ứng cho Mỹ và châu Âu

Các tin liên quan: