Liên kết website

Hỗ trợ trực tuyến

0912 802 402

0913 802 402

Hỗ trợ online

Ms. Hải Trầm
ĐT : 0912 802 402
Email : hmkzipper@gmail.com

Ms.Thùy Dương
ĐT : 0916 004 918
Email : hominh.co@gmail.com

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 66822055 - 0912 802 402

Email: hmkzipper@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online:370

  • Tuần này:370

  • Tháng này:1461

  • Tổng truy cập:3552416

Chi tiết tin tức

Doanh nghiệp gắng sức “xoay” việc cho công nhân mong vượt dịch Covid-19

Đăng lúc: 30-04-2020 10:30:35 AM - Đã xem: 594

 

Dệt may, da giày, gỗ… là những ngành đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh một số doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc, nghỉ chờ việc thì vẫn có các doanh nghiệp cố gắng “xoay” việc cho công nhân, đảm bảo thu nhập cơ bản để mong công nhân vượt qua dịch Covid-19.

Cố gắng hết sức vì công nhân!

“Tình hình này không thể nào ổn được em ơi nhưng mà phải cố gắng thôi. Cố gắng vì công nhân” – Là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Liên – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Quốc tế Phong Phú (PPJ) khi được PV Cuocsongantoan.vn hỏi về tình hình sản xuất trong thời gian qua. Bà Liên cho hay, các đơn hàng đi Châu Âu, Mỹ bị hoãn lại vì dịch Covid-19, một số công ty thành viên của PPJ chuyển sang sản xuất khẩu trang vải đáp ứng thị trường trong nước. Lãnh đạo PPJ vẫn đang tích cực tìm kiếm đơn hàng mới thay thế để đảm bảo được việc làm cho công nhân.

Tương tự, tại Tổng công ty CP Phong Phú (quận 9, TP.HCM), ban giám đốc vẫn đang tích cực tìm kiếm các đơn hàng mới thay thế cho các đơn hàng bị hủy vì dịch Covid-19. Bà Lê Thị Hoàng Trang – Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty, cho hay: Có một điểm thuận lợi là Tổng công ty CP Phong Phú hoạt động theo chuỗi từ sợi – dệt – sản phẩm. Đơn hàng sợi bị ảnh hưởng thì sợi sẽ được cung cấp cho các công ty nội bộ. Công ty sản xuất nhiều mặt hàng, tại xưởng sản xuất ở quận 9, với hơn 5.000 công nhân, sản xuất khăn bông phục vụ thị trường nội địa và xuất đi các nước. Khi đơn hàng các nước bị hủy, công ty tập trung sản xuất khăn bông cho thị trường nội địa. Về phía công nhân, thay vì mỗi tuần làm 6 ngày công, nay giảm xuống còn 5 ngày, tiền lương vẫn đảm bảo mức cơ bản.

“Rất may là khi đơn hàng xuất đi Nhật bị hoãn lại thì Tổng công ty ký được đơn hàng khăn bông với Mỹ. Hiện nay ban giám đốc vẫn đang cố gắng tìm kiếm các đơn hàng mới để đảm bảo công việc cho anh chị em công nhân”, bà Trang chia sẻ.

Một miếng khi đói bằng một gói khi no!

Bà Nguyễn Thị Thủy – Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam cho hay, hiện nay các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn vẫn duy trì sản xuất, tuy nhiên cũng chỉ có thể kéo đến hết tháng 4.2020. Với 120.000 đoàn viên công đoàn, nếu việc sản xuất không được liên tục hoặc duy trì thì đây thực sự là một thách thức của các doanh nghiệp, Tập đoàn và tổ chức công đoàn.

Tình hình chung ở các doanh nghiệp dệt may, da giày thời gian qua là đầu năm thiếu nguyên liệu do bị ảnh hưởng bởi thị trường Trung Quốc. Khi Trung Quốc mở cửa trở lại thì các đơn hàng ở Châu Âu, Mỹ bị hoãn, hủy.

“Để tạo việc làm cho người lao động, một số doanh nghiệp chuyển sang sản xuất khẩu trang vải phục vụ thị trường nội địa. Hiện thị trường nội địa gần bão hòa, các doanh nghiệp đang muốn xuất khẩu trang vải đi Mỹ, Châu Âu nhưng lại vướng thủ tục rất khó khăn. Lãnh đạo Tập đoàn đang kiến nghị tháo gỡ, chúng tôi mong thủ tục được tháo gỡ sớm nếu không sẽ tiếp tục mất luôn các đơn hàng này vào các nhà máy của Trung Quốc. Thực sự có đơn hàng lúc này dù nhỏ thôi cũng giống như một miếng khi đói vậy”, bà Thủy bộc bạch.

Chủ một doanh nghiệp giày da có hơn 1.000 công nhân tại quận Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: “Đơn hàng xuất đi Châu Âu, Mỹ bị hủy gần như hết. Chúng tôi tìm được các đơn hàng khác thay thế, hiện tại có thể duy trì đến hết tháng 5.2020. Các đơn hàng mới dù nhỏ nhưng “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Công nhân làm luân phiên, tuần làm tuần nghỉ, tiền lương vẫn đảm bảo mức cơ bản cho anh chị em công nhân”.

Các tin liên quan: