Liên kết website

Hỗ trợ trực tuyến

0912 802 402

0913 802 402

Hỗ trợ online

Ms. Hải Trầm
ĐT : 0912 802 402
Email : hmkzipper@gmail.com

Ms.Thùy Dương
ĐT : 0916 004 918
Email : hominh.co@gmail.com

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 66822055 - 0912 802 402

Email: hmkzipper@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online:156

  • Tuần này:156

  • Tháng này:4043

  • Tổng truy cập:3627126

Chi tiết tin tức

Phát triển chuỗi cung ứng trong ngành dệt may còn yếu!

Đăng lúc: 09-01-2020 03:09:18 PM - Đã xem: 753

 

Dù kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may nước ta đã có bướctăng trưởng nhanh trong thời gian qua nhưng trên thực tế chuỗi cung ứng của ngành vẫn còn quá yếu và đang tồn tại nhiều bất cập.

Mất cân đối trong cấu trúc ngành

 Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thực trạng chuỗi cung ứng ngành dệt may đang có sự mất cân đối trong cấu trúc ngành, bất cập về phương thức sản xuất trên tất cả các cấp độ.

 Hiện tại, về thượng nguồn, nước ta đang cần khoảng 400 ngàn tấn bông nhưng nguồn trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 3 ngàn tấn (chiếm 0,75%). Nhu cầu xơ nhân tạo cũng cần khoảng 400 ngàn tấn nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 120 ngàn tấn (đạt 30%)…

 

Về trung nguồn, chủng loại, chất lượng, vải Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng và luôn thay đổi theo yêu cầu của thị trường hàng may mặc xuất khẩu (XK). Giá cả số lượng, tiến độ không theo kịp yêu cầu may XK, toàn bộ máy móc, phụ tùng, hoá chất, thuốc nhuộm dùng cho dệt, kéo sợi đều phải nhập khẩu.

Còn về hạ nguồn, ngành may cần 6 tỉ mét vải/năm nhưng các DN phải nhập khẩu đến 5,2 tỉ mét vải, phụ liệu may phải nhập khẩu khoảng 70%, phương thức kinh doanh nặng về gia công (chiếm 60%)…

“Dù dệt may đang là ngành hàng có kim ngạch XK dẫn đầu trong các ngành hàng của Việt Nam (với khoảng 14 tỷ USD/năm) nhưng trên thực tế, giá trị này mới chỉ chiếm 3% giá trị kim ngạch XK của dệt may thế giới. Đặc biệt, tại thị trường nội địa - nơi tập trung hơn 80 triệu dân nhưng ngành này cũng chỉ đạt giá trị sản phẩm bán ra khoảng 4,5 tỷ USD/năm. Nguyên nhân là do các DN chỉ mải mê XK, chưa quan tâm thỏa đáng tới thị trường trong nước; hệ thống phân phối còn rời rạc, phân khúc hàng cao cấp rơi vào tay nước ngoài, trong khi hàng thấp cấp lại bị Trung Quốc thao túng. Ngoài ra, nguồn nhân lực của ngành lại vừa thiếu vừa yếu, nhất là đội ngũ  kĩ thuật, thiết kế, quản lí… Để thoát khỏi thực trạng trên, việc xây dựng Chuỗi cung ứng dệt may trong ngành dệt may Việt Nam là rất cần thiết”, bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Vitas khẳng định.

Theo bà Dung, do quy trình sản xuất sản phẩm dệt may các khâu thiết kế, làm mẫu, mẫu bán hàng chiếm đến 94%, còn lại hai khâu xác nhận đơn hàng và sản xuất, giao hàng chỉ chiếm 6% giá trị gia tăng của sản phẩm. Do vậy, dù kim ngạch XK của ngành dệt may Việt Nam lớn nhưng giá trị tăng thêm lại nhỏ. Ngoài ra, sự liên kết giữa các công ty trong ngành còn yếu, nên từng công ty riêng lẻ của Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước, nhất là nước có giá nhân công rẻ…

 

Đẩy mạnh các giải pháp về chuỗi cung ứng

 

Ông Phạm Xuân Hồng- Tổng Giám đốc công ty May Sài Gòn 3 cho biết, trên thực tế nguồn nguyên liệu vải cho sản xuất của công ty này vẫn đang phải nhập tới gần 70% từ nước ngoài, chỉ có khoảng 30% là mua từ nội địa. Mặc dù, trong nước đã có nhiều loại nguyên liệu, phụ liệu dệt may nhưng cơ bản các DN vẫn chưa sản xuất được hàng cao cấp để làm những đơn hàng XK chuyên biệt. Mặt khác, quy mô còn nhỏ nên năng lực sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu của các DN dệt may trong nước.

Ông Bùi Thế Kích- Tổng Giám đốc công ty CP May Đồng Nai (Donagamex) nhìn nhận: việc tìm được nguyên liệu, phụ liệu phù hợp cho sản xuất là một trong những khó khăn lớn với DN. Hiện công ty mới chỉ sử dụng 30% vải nguyên liệu và 50% phụ liệu trong nước. Tuy nhiên để hạn chế khó khăn trên, Donagamex đã xúc tiến thành lập Công ty Đồng Việt Phú để chủ động nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, XK và cung cấp nguyên phụ liệu cho các DN trong ngành dệt may cả nước. Công ty có công suất hoạt động ban đầu là 80 triệu m2(lọai vải không dệt)/năm, dự kiến sau thời gian đi vào hoạt động công suất còn có thể tăng lên 200 triệu m2/năm (nếu nhu cầu thị trường cần thêm).

Về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng đang tích cực đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng như: trong thời gian tới, ngành dệt may sẽ chú trọng mở rộng xây dựng và kiện toàn hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu, tăng tính hợp tác trong ngành. Bên cạnh đó tích cực mở rộng thị trường, chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Ngoài ra, ngành dệt may đang phát triển một số thương hiệu sang các thị trường lân cận trong khu vực như Lào, Campuchia, Trung Quốc… Đồng thời đẩy mạnh phương thức sản xuất chuỗi liên kết ngang, từng bước nâng cấp từ gia công lên FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm ), ODM (tự thiết kế và sản xuất), OBM và kêu gọi đầu tư vào khu vực nhuộm để tăng khả năng cung cấp vải hoàn tất cho may XK.

 

Các tin liên quan: