Liên kết website

Hỗ trợ trực tuyến

0912 802 402

0913 802 402

Hỗ trợ online

Ms. Hải Trầm
ĐT : 0912 802 402
Email : hmkzipper@gmail.com

Ms.Thùy Dương
ĐT : 0916 004 918
Email : hominh.co@gmail.com

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 66822055 - 0912 802 402

Email: hmkzipper@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online:191

  • Tuần này:2712

  • Tháng này:191

  • Tổng truy cập:3431231

Chi tiết tin tức

6 Lợi ích của doanh nghiệp bền vững

Đăng lúc: 14-05-2019 04:19:30 PM - Đã xem: 761

 

Trong hai thập kỷ qua, phát triển bền vững đã không còn chỉ là một xu thế nhất thời. Các nghiên cứu cho thấy, phát triển bền vững mang lại lợi ích khi được gắn kết vào các hoạt động kinh doanh. Dưới đây là 6 lợi ích chính mà doanh nghiệp có được khi thực hiện phát triển bền vững:

 

1. Cải thiện hình ảnh thương hiệu và lợi thế cạnh tranh.

 Sau khi tiến hành khảo sát hơn 53.000 người tiêu dùng Mỹ, Natural Marketing Institute thấy rằng: 58% người tiêu dùng quan tâm đến tác động của doanh nghiệp lên môi trường khi cân nhắc chọn mua sản phẩm/dịch vụ sẽ có xu hướng mua từ các doanh nghiệp phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là, 68 triệu người Mỹ có xu hướng nghiêng về các doanh nghiệp có những biểu hiện tích cực với các giá trị con người, xã hội và môi trường.Cause Marketing Forum cho biết người tiêu dùng cũng yêu thích các doanh nghiệp có những hỗ trợ tích cực đối với cộng đồng: doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhờ làm việc tốt.

Nhìn vào quảng cáo nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thúc đẩy bảo tồn nguồn nước của Colgate giữa chương trình Super Bowl, không khó để nhận ra nâng cao nhận thức về thương hiệu thông qua “làm việc tốt” đang trở thành một trong những trụ cột chiến lược quảng cáo. Chúng ta có thể sống mà không có điện hoặc giấy – con người đã sống như vậy hàng thiên niên kỷ - nhưng con người không thể sống thiếu nước, đặc biệt là nước uống.  Khuyến khích và thực hành nhằm bảo tồn tài nguyên không chỉ cải thiện nhận thức về thương hiệu mà còn tác động sâu sắc hơn đến nhân viên, gia đình họ và hơn thế nữa.  Tuy nhiên, cơ hội để nâng cao hình ảnh thương hiệu sẽ mất đi nếu doanh nghiệp không thực hành như những gì họ nói.

 

2. Nâng cao năng suất và giảm chi phí. 

Những người không ủng hộ phát triển bền vững cho rằng, thực hành kinh doanh bền vững làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thế nhưng, thực hiện kinh doanh bền vững giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thông qua việc bố trí tận dụng các nguồn lực và bảo tồn tài nguyên, giúp nâng cao năng suất của nhân viên và giảm thiểu chi phí. Giảm thiểu chi phí còn bao gồm các hoạt động tiết kiệm năng lượng đơn giản như tắt đèn khi không cần thiết hay dùng tường cách nhiệt cho tới các biện pháp phức tạp như cài đặt hệ thống sưởi ấm và làm mát địa nhiệt. Các nỗ lực mang lại tác động tổng thể lớn hơn sẽ tốn nhiều chi phí hơn để thực hiện, nhưng những kết quả dài hạn sẽ bù đắp cho các khoản đầu tư đó.

 

3. Tăng cường khả năng tuân thủ luật lệ. 

Với những thảo luận về biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên năng lượng, và tác động môi trường, không có gì ngạc nhiênkhi các cơ quan chính phủ ban hành ngày càng nhiều các quy định về bảo vệ môi trường.  Gắn kết phát triển bền vững vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời tuân thủ những quy định đang liên tục thay đổi.

 

4. Thu hút nhân viên và nhà đầu tư. 

Con người thích được gắn với những điều tích cực. Họ không muốn dính líu tới những doanh nghiệp liên quan đến những thảm họa sinh thái hay các vụ bê bối phúc lợi xã hội. Thể hiện doanh nghiệp mình là một doanh nghiệp tôn trọng môi trường và nhân viên, doanh nghiệp sẽ có thể thu hút những đối tượng mình muốn tuyển dụng và nguồn vốn cần thiết để mở rộng kinh doanh.

 

5. Giảm thiểu lãng phí.

Đây có lẽ là cách đơn giản và rõ ràng nhất để thực hành phát triển bền vững. Bắt đầu từ những năm 1990 với hoạt động thu gom lon rỗng để tái chế, nỗ lực này đã phát triển bao hàm nỗ lực giảm thiểu lãng phí giấy (bảo tồn cây và tài nguyên rừng), cải tiến quy trình để tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất, thay thế đèn sợi đốt bằng đèn LED (hiệu suất cao hơn với năng lượng tiêu thụ ít hơn).

 

6. Làm hài lòng cổ đông.

 Phát triển bền vững không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mà còn làm tăng lợi nhuận. Trong báo cáo năm 2014 “Lợi nhuận với Mục đích: Phát triển bền vững mang lại lợi ích từ điểm cốt yếu như thế nào”, McKinsey đã nghiên cứu 40 doanh nghiệp nhằm tìm hiểu về các thách thức phát triển bền vững và đưa ra các khuyến nghị thực tế “để đạt được giá trị từ phát triển bền vững”. Báo cáo cho biết, một nghiên cứu của Ngân hàng Deutsche cho thấy các doanh nghiệp được đánh giá cao trong các lĩnh vực môi trường, xã hội và quản lý thường hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp khác trong trung và dài hạn. McKinsey cũng cho thấy kết quả tương tự với các báo cáo của Carbon Disclosure Project. Những kết luận này dựa trên các tính toán liên quan đến giá cổ phiếu: “một khoản đầu tư $1 vào đầu năm 1993 trong một danh mục đầu tư của một doanh nghiệp phát triển bền vững sẽ tăng đến $22.60 vào cuối năm 2010, trong khi với doanh nghiệp phát triển ít bền vững hơn, khoản đầu tư này chỉ tăng đến $15.40.”

Những gì dễ dàng thực hiện thường không đáng giá. Để tham gia xu thế phát triển bền vững và thực hiện thành công nó, doanh nghiệp cần sự cống hiến, cam kết và theo dõi từ phía lãnh đạo cho đến các nhân viên.Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể làm được điều này, năng suất sẽ được cải thiện, doanh thu sẽ tăng và chi phí sẽ giảm. Đây chính là thắng lợi cho toàn bộ cổ đông, người tiêu dùng và nhân viên.

Các tin liên quan: